Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn mẫu 12

Phân tích “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi để thấy rõ những cảm hứng về đất nước của nhà thơ

Hình ảnh
  Phân tích “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi để thấy rõ những cảm hứng về đất nước của nhà thơ Bài làm tham khảo: Tiếng thơ hào sảng về đất nước Xưa nay, nhiều bài thơ hay lại được nhà thơ viết rất nhanh, có vẻ như “xuất thần”. Trái lại, có những bài thơ được nung nấu kỹ lưỡng khi hoàn thành chưa hẳn làm ưng ý tác giả, nhất là về cảm xúc, sự xộc xệch trong kết cấu… Đất nước của Nguyễn Đình Thi có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Nó được thai nghén từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1948,1949) và hoàn thành khi cuộc kháng chiến ấy đã kết thúc (năm 1955). Dĩ nhiên, đó phải là thành công của nhà thơ có tài. Nhưng điều quan trọng hơn chính là do tác phẩm ấy được tạo dựng nên từ những cảm xúc, suy nghĩ của Nguyễn Đình Thi về một chủ đề lớn: Đất nước ! Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội : Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ ngắn gọn dễ hiểu

Hình ảnh
  Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ I. Cuộc đời nô lệ 1. Nhân vật Mị 2. Nhân v ật A Phủ II. Sức sống hồi sinh 1. Tiếng sáo mùa xuân 2. Ngọn lửa mùa đông III. Kết luận Trên đây là 4 luận điểm chính của đoạn chính vợ chồng A Phủ, 4 luận điểm là tương đương với 4 điều quan trọng mà bạn cần nắm chắc trong tác phẩm này, làm được điều đó đồng nghĩa với bạn có thể làm được mọi dạng đề liên quan tới tác phẩm này.

Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà

Hình ảnh
Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà I: Sông Đà a/ Hùng vĩ, dữ dội Vẻ hùng vĩ, dữ dội được tác giả dựng lên bằng những phép liên tưởng, so sánh, nhân hóa… Đã biến vách đá thành những dòng sông với những thạch trận gập ghềnh, hiểm trở cản bước người lái đò. b/ Thơ mộng trữ tình Sông đà được thêu dệt hùng vĩ, dữ dội là như vậy nhưng ở đó vẫn hiện lên một nét trữ tình rất thơ mộng đặc trưng của văn học Việt Nam. Còn gì đẹp hơn khi thiên nhiên là sự hài hòa của sông, của núi, của màu nước biến đổi theo mùa và của những cô gái Tây Bắc. II: Ông đò ( Người lái đò sông Đà ) a/ Trí Dũng Người lái đò sông Đà đầu tiên hiện lên là một người có ngoại hình đặc biệt với thân hình cao, tay như cái sào và chân khuỳnh khuỳnh như cái kẹp cuống lái. Thế nhưng người đàn ông kì lạ ấy lại là con người giàu trải nghiệm với những kinh nghiệm và am hiểu về sự hiểm trở của sông Đà. Và từ đó tạo nên người lái đò trí dũng – một anh hùng vượt thác. b/ Tài hoa nghệ sĩ III: Kết Luận Tác phẩm người lái đò sông Đà hiện lê...

Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông

Hình ảnh
Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông dễ hiểu nhất  Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông : Nhắc về đề tài dòng sông người ta nhớ tới Sông Đà của Nguyễn Tuân với vẻ thơ mộng và hùng vĩ nhưng có một dòng sông khác cũng thơ mộng, huyền ảo không kém đó là dòng Sông Hương trong tác phẩm Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và hôm nay hãy cùng SBCC tìm hiểu về tác phẩm này Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông Dòng Sông Hương xứ Huế nổi tiếng bởi sự thơ mộng và nét đẹp rất riêng của nó. Nhưng chỉ khi Hoàng Phủ Ngọc Tưởng viết về dòng sông ấy thì nói mới thực sự đi vào tâm trí người đọc nhờ sự tinh tế trong cảm xúc và sự am hiểu rất rõ về văn hóa, lịch sử, địa lý… của tác giả. 1. Thiên nhiên a/ Thượng Nguồn b/ Ngoại vi thành phố Huế c/ Giữa lòng thành phố Huế Thiên nhiên xứ Huế được tác giả thể hiện qua chiều của không gian từ thượng nguồn xuôi về ngoại vi và cuối cùng là ở giữa lòng thành phố Huế. Nhưng dù ở đâu thì dòng sông ấy vẫn toát lên vẻ đẹp thơ mộng của nó. Và nổi ...

Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ Bài làm   Đặng Huy Trứ (1825–1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đã dâng nhiều thư điều trần đề xuất tư tưởng tân tiến nhưng đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được thực hiện. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ.    Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ là tác phẩm thuộc loại văn tự thuật, một thể tài khá quen thuộc của kí trung đại. Trong tác phẩm, tác giả nhắc nhiều đến người cha của mình là Đặng Văn Trọng. Là một trí thức có nhân cách, nhưng phải sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, chứng kiến những cơn suy vong của vận mệnh dân tộc, ông đã đau lòng trước sự tan rã của hệ thống đạo đức luân lí phương Đông. Và vì thế ông tiếc nuối thời kì đã qua và gửi gắm niềm nuối tiếc ấy vào nỗi nhớ thương về người cha mà ông vô cùng kính trọng. Đoạn trích Cha...

Những ấn tượng khi đọc bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Những ấn tượng khi đọc bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ Bài làm    Bài “Cha tôi” rút trong tác phẩm chữ Hán “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ (1825 – 1874). Bao niềm vui, nỗi buồn lo của người cha về chí tiến thủ và cuộc đời thăng trầm của con người đã được tác giả nhắc lại một cách sâu sắc và cảm động.    Với ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” (tức Đặng Huy Trứ)  đoạn trích là lời tự thuật của tác giả về ba sự kiện tiêu biểu trên chặng đường thi cử của chính bản thân mình. Vậy nhưng với những sự kiện ấy, người đọc không chỉ tìm thấy ở đó những bước ngoặt công danh tác giả mà hơn tất cả, đó là những hành động, là lời nói, là những phản ứng của người cha đáng kính trước việc đỗ trượt của con trai. Nhân cách và cái nhìn sâu sắc của phụ thân Đặng Huy Trứ  cứ thế mà hiện lên với những phẩm chất của một nhà Nho chân chính đầy trăn trở và cũng đầy sâu sắc, từng trải về cuộc đời. Có hai sự kiện chính được ghi lạ...

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm     Thâm Tâm  là nhà thơ của dân tộc Việt Nam, với một phong cách thơ độc đáo, tác giả đã thể hiện được những trải nghiệm và cuộc đi của mình qua tác phẩm Tống Biệt Hành.    Tống biệt hành  là tiễn đưa, hành là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc vừa trữ tình vừa tự sự, tương đối tự do, không theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường. Bài thơ mang đậm tâm trạng và cảm xúc của tác giả, với lời thơ da diết và ngập tràn cảm xúc, nó đã thu hút mạnh mẽ được tâm hồn của người đọc. Thâm Tâm đã nói lên một tiếng thơ riêng, một điệu hồn của một thi sĩ chắc đã từng có những cuộc chia lìa da diết và xót đau trong cuộc đời: Đưa người, ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng ? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng… Mở đầu bài thơ đây có lẽ là những lời trách móc tình tứ mà người ở lại dà...

Suy nghĩ về ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi con người

Bài làm           Karen Armstrong từng nói: “Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác”. Phải chăng vì vậy mà gia đình luôn mang một ý nghĩa lớn lao và quan trọng đối với mỗi người, đối với xã hội ?      Gia đình chính là mái ấm, là cái nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn chúng ta. Chính vì điều đó, gia đình mang một ý nghĩa thật to lớn trong cuộc đời mỗi con người Ý nghĩa gia đình đó là điểm tựa,bờ vai vững chắc cho mỗi thành viên, là bến bờ yêu thương không toan tính không vụ lợi, là sức mạnh, là động lực để mỗi người cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống, là bài học về nhân cách,… Tại sao gia đình mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội ? Đối với cá nhân, trước hết,gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của mỗi con người . Khi thành công, vui sướng ,bạn thường tìm đến bạn bè nhưng khi thất bại, bạn tìm được sự an ủi từ gia ...

Nghị luận về an toàn giao thông

Nghị luận về an toàn giao thông Bài làm     Bạn nghĩ sao khi chứng kiến những bài báo, những thông tin được đăng tải về những vụ tai nạn thương tâm dạo gần đây? Bạn nghĩ sao khi vấn đề an toàn của chúng ta đang bị đe dọa bởi chính những con người giống chúng ta, thậm chí bởi chính những hành vi của chúng ta khi tham gia giao thông? Vấn đề an toàn giao thông không chỉ là vấn đề mang tính chất lâm thời mà nó đã trở thành vấn đề muôn thuở được cả xã hội quan tâm và lo lắng.    Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển trở thành nước có nền kinh tế tăng trưởng ổn định trên trường quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cứ mỗi một giây bước ra ngoài đường là người dân lại nơm nớp lo sợ tử thần có thể ập đến bất kì lúc nào. Nhiều người...

Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam cho các bạn bè khắp năm châu biết đến

Bài viết tham khảo:        Một ngày cuối tuần như bao cuối tuần khác khi đang đi dạo trên con phố quen thuộc thì bất giác tôi dừng chân khi nghe thấy câu hát quen thuộc phát ra từ một chiếc cái gác xép cũ kĩ “em đẹp không cần son phấn xinh thầm xinh thầm duyên áo dài duyên dáng” câu hát quen thuộc khiến tôi bất giác nhớ đến tà áo dài. Từ bao đời nay tà áo dài là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước và không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.      “Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi trong tương lai”. Đó là lời mà học giả Nguyễn Hiến Lê muốn gửi đến các bạn trẻ những ai quan tâm về việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Từ xa xưa quả thật chiếc áo dài đã lưu giữ lại rất nhiều nét đẹp không chỉ trong ca dao tục ngữ nà còn trong nghệ thuật điêu khắc nhạc kịch và hội họa. Ngược dòng thời gian tìm về ngồn cội chiếc áo dài đã trải qua biết bao thăng...

Bài đăng

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Món quà sinh nhật

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 - Bài 9: Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi

Ngữ văn 6 - Bài 8: Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu - Kết nối tri thức

Kể lại cuộc nói chuyện của chiếc ghế gãy với chiếc bàn

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa